Bài thơ này có 8 cách đọc. Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế !
1. Bài thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên (ta được bài 2):
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài 3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật
bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5
(tám câu x bốn chữ ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ
dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7
(tám câu x ba chữ) :
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Ðàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ):
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta
Các bạn đọc chậm để cùng thưởng thức nhé!
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên (ta được bài 2):
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài 3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật
bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5
(tám câu x bốn chữ ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ
dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7
(tám câu x ba chữ) :
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Ðàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ):
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta
Các bạn đọc chậm để cùng thưởng thức nhé!
Sự thật loại thơ "Thuận Nghịch" này, nếu chọn đúng chữ thì chúng ta có thể đọc tối đa là 40 (bốn mươi) cách. Nhưng trên thực tế, thường thường chỉ đọc được khoảng từ 8 tới 16 cách thôi, vì chưa có ai, và chắc sẽ chẳng bao giờ có ai chọn được đúng chữ để thực hiện được điều này!
Trả lờiXóaCó một cách đặc biệt để đọc bài thơ này, đố Thu biết cách đọc đấy!
Trả lờiXóaMình k biết, Đ nói đi
Trả lờiXóaBỏ luôn tất cả câu chữ, tư duy, vần điệu và ... đứng giữa thiên nhiên, hòa mình vào vạn vật một cách hồn nhiên, vô tư nhất. Mọi giác quan sẽ cho bạn thấy bức tranh thiên nhiên đẹp như nào. hê hê :))))))))))
XóaĐang tò mò định hỏi Đ thì đã thấy T hỏi rồi,Đ trả lời thế thì giống truyện bậc đại cao thủ quá...
Trả lờiXóa